Home
» Chính Trị
» Cư dân mạng
» Xã hội
» PHÊ PHÁN NHẬN THỨC SAI LỆCH VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
PHÊ PHÁN NHẬN THỨC SAI LỆCH VỀ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022
Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số bài viết sai lệch về quản lý đất đai ở nước ta cụ thể trên trang Bueau – Âu châu, Thái Hạo, có đoạn viết: “Từ chỗ đang tư hữu cải cách ruộng đất đã chuyển sang hẳn công hữu. Tất cả mất sạch ruộng đất, trở thành những người làm thuê trên chính mảnh đất của mình… Đến bây giờ đất đai vẫn là “sở hữu toàn dân. Tức người dân không có quyền sở hữu”.
Những quan điểm, ý kiến nêu trên là hoàn toàn sai lệch cần phải bác bỏ vì:
Thứ nhất, theo Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất:“Được Nhà nước bảo hộ quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi. Xong các quyền này chỉ được thực hiện trong các giới hạn: Sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng đất đã được Nhà nước quy định khi giao hoặc cho thuê đất và theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Người sử dụng đất không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; giao và cho thuê đất có kỳ hạn, trừ đất ở; Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất đã giao có bồi thường cho người bị thu hồi quyền sử dụng đất; Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao lần đầu và thu thuế sử dụng đất”.
Thứ hai, việc lựa chọn chế độ sở hữu toàn dân của Việt Nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Việt Nam phù hợp với mục tiêu của xã hội – xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Ngoài những lợi ích chung phải được tôn trọng, như quyền tổ chức hiệu quả việc sử dụng đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước), quyền thu địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch không do người sử dụng đất tạo ra, quyền thu hồi đất vì lợi ích xã hội, mọi quyền liên là hoàn toàn phù hợp. Thị trường quyền sử dụng đất chỉ bị giới hạn bởi việc không được chuyển mục đích sử dụng đất và thời hạn giao đất. Tuy nhiên thời hạn giao đất có thể thay đổi theo hướng kéo dài hơn để bảo đảm người đầu tư thu hồi được giá trị đầu tư, nhưng không vì lợi ích của cá nhân mà làm giảm lợi ích chung của xã hội, tuân thủ quy hoạch sử dụng đất và giá trị tăng thêm từ đất không do nhà đầu tư tạo ra phải trả về cho xã hội dùng chung. Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để Nhà nước có thể chủ động trong kiểm soát nguồn tài nguyên đất đai cũng như điều tiết các quan hệ lợi ích đất đai phù hợp với lợi ích quốc gia và người sử dụng đất trực tiếp. Nhà nước vừa có thể giao đất, thu hồi đất… phù hợp với lợi ích của người sử dụng đất, hỗ trợ người nghèo, vừa tạo quỹ đất cho quá trình phát triển chung của đất nước mà không phải thỏa thuận quá phức tạp với các chủ thể tư nhân. Sở hữu toàn dân cũng tạo thuận lợi cho quản lý Nhà nước bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nâng cao hiệu quả tổng thể của sử dụng quỹ đất quốc gia và của từng địa phương.
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng một xã hội, trong đó con người không những được tự do, bình đẳng về mặt chính trị, mà còn được tự do, bình đẳng về mặt kinh tế, bình đẳng về sở hữu tư liệu sản xuất quan trọng nhất của đất nước đó là đất đai. Đây là chế độ sở hữu của toàn xã hội vì lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam. Trong chế độ sở hữu toàn dân, một số quyền được giao cho cơ quan Nhà nước, một số quyền được giao cho người dân là để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, là tạo điều kiện cho người sử dụng đất phát huy nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Đến đây có thể khẳng định quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai của Đảng, nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp lợi ích của toàn thể nhân dân. Chúng ta phải đấu tranh, phê phán những quan điểm, nhận thức sai lệch về chế độ sở hữu đát đai ở Việt Nam./.
Nhân văn Việt
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét